Ngày đăng bài: 14/07/2022 10:16
Lượt xem: 4729
CÁC LÀNG KHOA BẢNG THĂNG LONG - HÀ NỘI( sách tham khảo)
Cuốn sách đươc hình thành trên cơ sở đề tài khoa học "Từ truyền thống của các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội đến việc đào tạo nhân tài ở thủ đô hiện nay"

                                               http://thuvien.daihochalong.edu.vn/KIPOSDATA0/KIPOSSysWebFiles/images/B%E1%BA%A2NG.jpg 

Tác giả: Bùi Xuân Đính - Nguyễn Viết Chức ( đồng chủ biên)

NXB: Chính trị quốc gia 

Năm xb:2010

Số trang: 621

Kể từ Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa lư về Đại La đến nay tròn 1000 năm, trong quãng thơì gian đó, Thăng Long Hà Nội chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử dân tộc

Trong bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa được tạo dựng gần một thiên niên kỷ qua của Hà Nội, kể từ khi Thăng Long được chọn làm nơi "đế vương của muôn đời", có truyền thống hiếu học và khoa bảng, được kết tinh ở các làng khoa bảng.

Hà Nội nơi có trường đại học đàu tiên của cả nước trung tâm đào tạo nhân tài cho đất nước. Nơi đây có ghi tên các Tiến sĩ của Hà Nội của Hà nội và các khu vực ven đô đỗ đạt cao dưới thời phong kiến

Cuốn sách gồm 3 phần

Phần 1: các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội

Phần 2: Khảo tả về các làng khoa bảng Thăng Long  - Hà Nội 

Phần 3: Một số khuyến nghị đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài hiện nay qua nghiên cứu các làng khoa bảng

Cuốn sách các tác giả dành nhiều tâm sức , công phu biên soạn trên cơ sở sưu tầm, khảo cứu, bổ khuyết nhiều nguồn tư liệu cả trên thực địa lẫn các thư tịch; cũng như cập nhật các thông in , số liệu 

Sự xuất hiện các làng khoa bảng, các dòng họ khoa bảng của Thăng Long cũng như ở các địa phương khác trong cả nước là hệ quả của nền giáo dục Nho học, của việc tuyển bổ quan lại thông qua con đường khoa cử Nho học là chủ yếu, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) trở đi. 

Thống kê sơ bộ, trong 11 làng có 2 người giữ chức Tể tướng, Tham tụng; 11 người giữ chức Thượng thư, 15 người phụng mệnh đi sứ. Nhiều trường hợp, cha con anh em cùng làm quan đại thần trong triều. Nhiều người thật sự có tài, có nhiều công lao trong việc xây dựng triều chính, đóng góp xây dựng đất nước, chẳng hạn, Nguyễn Thực (làng Vân Điềm), giữ chức Tán trị công thần, Tham tụng, con là Nguyễn Nghi cùng làm Thượng thư dưới triều Lê Thế Tông. 

Sách hiện có tại thư viện Đại học Hạ Long, trân trọng giới thiệu!