Ngày đăng bài: 05/10/2022 10:39
Lượt xem: 3095
Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008)

                                                                

Tác giả: Tống Trung Tín (chủ biên)
 Nxb: Hà Nội - 2019
 Khổ sách: 16 x 24 cm
 Số trang: 795 tr
Cuốn sách Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) do PGS.TS Tống Trung Tín (Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam) làm chủ biên, với sự tham gia của hơn 30 nhà khảo cổ học và sử học hàng đầu. Là một công trình nghiên cứu được tiến hành quy mô từ nhiều năm trong Chương trình Khảo cổ học 10 năm (từ năm 2000) hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Công trình là tập hợp các kết quả nghiên cứu suốt 110 năm từ 1898 đến tháng 8/2008, khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính. Năm 1898 là thời điểm thành Hà Nội của vương triều Nguyễn bị phá bỏ, những di vật thời Lý - Trần - Lê ở khu vực trung tâm Hà Nội bắt đầu được thu thập nghiên cứu. Đây chính là tổng kết lịch sử của khảo cổ học Hà Nội sau phát hiện đầu tiên từ năm 1896, khi mà người Pháp tiến hành nghiên cứu ngôi mộ gạch Hán ở Cổ Nhuế (Từ Liêm).
Về kết cấu, ngoài lời giới thiệu, sách gồm các nội dung sau:
Chương 1: Vị trí địa lý và lịch sử khảo cổ học Thủ đô Hà Nội trước tháng 8/2008
Chương 2: Khảo cổ học Hà Nội thời đại Đồng thau - Sắt sớm. Chương này giới thiệu các địa điểm khảo cổ thuộc các văn hóa tiền Đông Sơn và Đông Sơn ở Hà Nội. Tiếp theo là tổng quan về khảo cổ học thời đại Đồng thau - Sắt sớm.
Chương 3: Khảo cổ học Lịch sử Hà Nội. Chương này giới thiệu Khảo cổ học Hà Nội thế kỷ 1 - 19. Tiếp theo là Tổng quan về Khảo cổ học Lịch sử Hà Nội.
Chương 4. Giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích khảo cổ học Hà Nội
Chương này phân tích các giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích khảo cổ Hà Nội trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thuở sơ khai đến thế kỷ 19.
Chương 5. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích khảo cổ học Hà Nội.
Chương này đánh giá về thực trạng công tác bảo tồn các di sản khảo cổ học Hà Nội, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học.

Sách hiện có tại Thư viện Đại học Hạ Long, trân trọng giới thiệu!