Ngày đăng bài: 02/12/2021 08:56
Lượt xem: 2719
Tây Hán diễn nghĩa
“Tây Hán diễn nghĩa” tên đầy đủ là “Tây Hán thông tục diễn nghĩa” hay “Hán Sở tranh hùng”, bộ tiểu thuyết gồm 101 hồi. “Tây Hán diễn nghĩa” được tác giả Chân Vĩ là một văn nhân của đất Kim Lăng, Trung Quốc lấy hiệu Chung Sơn cư sĩ viết vào đầu thế kỷ XVII. Và đến thời điểm này, trong kho tàng văn học cổ Trung Hoa, đây vẫn được coi là cuốn tiểu thuyết mô tả trọn vẹn và đầy đủ nhất về cuộc chiến tr

                                                                          
Người dịch: Thanh Phong

NXB: Thanh Hóa

Năm xb: 2003

Số trang:  719
Trọng điểm của “Tây Hán diễn nghĩa” trên thực tế nằm ở cuộc tương tranh giữa Sở và Hán, ngoài ra cuốn tiểu thuyết đã miêu tả thành công hình tượng của một loạt các nhân vật lịch sử như Hạng Vũ, Lưu Bang, Trương Lương, Hàn Tín,…“Tây Hán diễn nghĩa” cố ý lựa chọn mâu thuẫn xung đột giữa Lưu Bang và Hạng Vũ để làm mạch chính của câu chuyện, còn sự giằng co giữa Lưu Bang và bọn Hàn Tín làm mạch phụ, đồng thời coi Lưu, Hạng là hai nhân vật tiêu điểm, thông qua sự so sánh tính cách đối lập của hai bên để triển khai câu chuyện. Mạch phụ theo kịp mạch chính, còn mạch chính song hành cùng nhau, mãi cho đến khi Hạng Vũ thua trận mất mạng.

Tác giả đã truyền kì hóa, thậm chí là thần thánh hóa các câu chuyện và nhân vật lịch sử, chủ yếu dùng sức tưởng tượng cùng sự sáng tạo vào việc miêu tả cuộc đấu tranh giữa hai quân, cố gắng khiến cho các tình tiết có đủ mọi vẻ khẩn trương, quanh co và náo nhiệt.

Sách hiện có tại Thư viện Đại học Hạ Long, trân trọng giới thiệu!