TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẤC SAU NĂM 1986 TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ ( SÁCH CHUYÊN KHẢO)
Tác giả: Bế Thị Thu Huyền
Nxb: Khoa học Xã hội
Năm xb: 2022
Số trang: 207tr
Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá trong những năm gần đây đã trở thành một xu hướng nghiên cứu văn học được giới nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá là một hướng nghiên cứu liên ngành, phù hợp với xu hướng thời đại, đem lại những khả năng mới , những khám phá mới cho khoa học văn học nói riêng, khoa học xã hội nói chung, ngày càng khẳng định những ưu điểm của nó. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá hướng tới mục tiêu khám phá các giá trị văn học không chỉ trên bình diện hình tượng mà chiều sâu văn hoá các hình tượng văn chương, vốn là giá trị căn bản của tác phẩm văn học…. ( TRÍCH: Lời tác giả)
Nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: những tiền đề tự nhiên, lịch sử văn hoá, xã hội và diệm mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS miền núi phía bắc sau 1986
Chương 2: Hệ biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn dtts miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 3: Một số phương thức biểu đạt văn hoá trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS miền núi phía Bắc sau 1986
Sách hiện có tại Thư viện Đại học Hạ Long, trân trọng giới thiệu!